A6000 được phát hành vào năm 2014 và trở thành mẫu máy ảnh không gương lật bán chạy nhấy của Sony. Trong những năm gần đây, Sony đã phát hành một số model cho dòng a6xxx với thông số kỹ thuật tốt hơn và mức giá cao hơn. Trong đó, A6100 là model thay thế thực sự cho A6000 vì chúng có kích thước và kỹ thuật yương tự nhau. Vậy đối với những người đã sở hữu những chiếc máy trước đó thì liệu có nên nâng cấp lên A6000 không? Hãy cùng Hanoi Gimbal giải đáp câu hỏi này thông qua bài viết so sánh Sony A6100 với Sony A6000 sau đây.
Danh mục bài viết
Những điểm giống nhau giữa A6000 với A6100:
Tước tiên, hãy tổng quan nhanh về những điểm chung của chúng:
- Định dạng APS-C với độ phân giải 24MP.
- Ngoại hình và bố cục nút giống nhau.
- Tốc độ màn trập từ 1/4000 đến 30 giây.
- Kính ngắm 0,39 in với 1.440k điểm, độ phóng đại 0,7x.
- Chụp liên tục 11fps.
- Kết nối Wifi và NFC để liên kết với điện thoại thông minh.
- Cổng USB 2.0 và Micro HDMI.
- Khe cắm thẻ SD duy nhất (UHS-I).
Những điểm khác nhau giữa A6100 và A6000:
Cảm biến và bộ xử lý:
Như đã nói ở trên, độ phân giải của hai camera nhìn chung là giống nhau (24,2MP cho A6100 và 24,3MP cho A6000) nhưng bên cạnh đó cũng có một vài điểm khác biệt đáng kể:
- Cảm biến của A6100 gồm Chip LSI phía trước giúp tăng khả năng xử lý (nhanh hơn 1,8 lần theo Sony) đi kèm với bộ vi xử lý BionZ X được cập nhật.
- A6100 xuất RAW 14 bit và hoạt động với xử lý hình ảnh 16 bit, không giống như A6000.
- A6000 hoạt động từ ISO 100 đến ISO 25600 còn A6100 lên đến 32000 hoặc 51200 với các giá trị mở rộng.
Tự động lấy nét:
Sony từ lâu đã nổi tiếng vởi khả năng tự động lấy nét và cả hai sản phẩm đều đạt được khả năng lấy nét tốt, song, cũng có sự khác nhau về trình độ.
A6000 gây chấn động khi ra mắt vào năm 2014 với khả năng chụp 11 khung hình/giây, đồng thời thiết lập độ phơi sáng tự động và lấy nét tự động cho mỗi khung hình. A6100 giữ nguyên tốc độ chụp tổng thể đó và thực hiện các nâng cấp lớn để gần như đảm bảo đối tượng được lấy nét.
Trong khi A6000 có 179 điểm lấy nét tự động nhận diện theo pha và 25 điểm lấy nét theo độ tương phản, thì A6100 có tới 425 điểm cho mỗi loại. Kết hợp với bộ xử lý hình ảnh mới hơn, A6100 chạy các thuật toán lấy nét tự động phức tạp trong việc nhanh chóng xác định và khóa đối tượng của ảnh.
Chụp liên tục và live view:
Cả hai máy ảnh đều có thể chụp lên đến 11 khung hình/giây nhưng A6000 không bật đươc live view ở bất kể tốc độ nào. Ta luôn nhìn thấy những bức ảnh mình vừa chụp liên tiếp một cách nhanh chóng.
Mặt khác, A6100 có thể duy trì chế độ live view (với thời gian blackout ngắn) lên đến 8 khung hình/giây. Ở tốc độ 11 khung hình/giây, nó hiển thị cho bạn hình ảnh cuối cùng được chụp có chất lượng giống như A6000.
Video:
A6000 là một máy quay HD rất tốt, cho ra những khung hình có màu sắc phong phú và chi tiết sắc nét. Chất lượng của nó là quá đủ để phục vụ cho việc đăng trên các trang mạng xã hội.
Nâng cấp chính của A6100 là khả năng quay ở độ phân giải 4K/UHD (30 khung hình/giây hoặc 24 khung hình/giây ). Điều này rất có giá trị nếu bạn muốn sản xuất video chuyên nghiệp hoặc thậm chí là phim độc lập. Một nâng cấp chuyên nghiệp quan trọng khác: A6100 có jack cắm micrô âm thanh nổi, cho phép bạn sử dụng bất kỳ micrô bên ngoài nào để ghi lại âm thanh chuyên nghiệp. Trong khi đó, A6000 chỉ có thể sử dụng bốn micrô bên ngoài của Sony để kết nối thông qua đế cắm đa giao diện trên đỉnh máy ảnh.
Tuy nhiên, ở chế độ HD, A6100 cung cấp hiệu suất ánh sáng yếu tốt hơn so với A6000 ban đầu, nhờ vào cảm biến và bộ xử lý mới hơn. Nó cũng cung cấp khả năng lấy nét tự động nhạy hơn, tính năng lí tưởng để quay phim hành động.
Timelapse:
Muốn quay time-lapse trên A6000, bạn sẽ phải cần tải xuống và trả tiền cho một ứng dụng riêng biệt. Nhưng vào 5 năm sau, Sony đã tích hợp cho thế hệ mới A6100 của mình công cụ đếm giờ (intervalometer) với đa dạng tùy chọn.
Màn hình:
Màn hình LCD phía sau có độ phân giải giống nhau. Tuy nhiên, màn hình của A6100 là phiên bản hiện đại hơn với khả năng cảm ứng, chủ yếu dùng để chọn lấy nét hoặc bắt đầu tracking chủ thể. Cơ chế lật màn hình cũng khác nhau: màn hình A6100 lật lên 180˚, xuống 73˚, còn màn hình A6000 lật lên chỉ khoảng 90˚, xuống 45˚.
Tuổi thọ Pin:
Pin khỏe luôn là một thách thức đối với dòng máy mirrorless, máy ảnh phải luôn bật màn hình LCD để có thể xem trước hình ảnh.
A6000 chỉ có thể chụp được 310 ảnh khi sử dụng kính ngắm OLED để xem trước và 360 ảnh khi sử dụng màn hình LCD phía sau. Điều đó khá chặt chẽ và chúng tôi khuyên bạn nên mua thêm pin nếu bạn muốn chụp ảnh lâu.
A6100 tận dụng hiệu quả của các chip mới để tạo ra nhiều ảnh hơn từ cùng một loại pin: 380 với kính ngắm và 420 với màn hình LCD.
Tuy đó là một cải tiến đáng chú ý, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên mua pin thứ hai cho máy ảnh để dự phòng.
Kết lại: Đâu là sự lựa chọn tốt hơn?
Từ A6000 đến A6100 đã có rất nhiều thay đổi. Đối với một số người mua, đó là những thay đổi đáng giá. Tất cả phụ thuộc vào mục đích của bạn có phù hợp với khả năng đã được cải tiến hay không.
Nếu thường chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn chắc hẳn sẽ đánh giá cao những bức ảnh sắc nét hơn mà A6100 cho ra. Tuy nhiên, nếu thường chụp bằng ở điều kiện ánh sáng chói hoặc đủ sáng, bạn A6000 đã đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn.
Nếu cần quay phim với nhiều hành động, sẽ phù hợp hơn nếu bạn lựa chọn A6100 nhờ vào những thuật toán theo dõi và khả năng lấy nét tự động của nó. Nếu bạn chủ yếu chụp ảnh phong cảnh và ảnh tĩnh, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt nhiều về hiệu suất lấy nét giữa hai máy ảnh.
Đối với video, A6000 vẫn là sự lựa chọn không tồi cho việc quay phim HD thông thường. Tuy nhiên nếu nâng cấp lên A6100 sẽ giúp bạn cải thiện một số vấn đề về ánh sáng yếu và khả năng dễ dàng lấy nét trong suốt quá trình quay. Nếu bạn có nguyện vọng trở thành quay phim chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp, các tính năng như độ phân giải 4K và giắc cắm micrô bên ngoài là những thứ cần phải có.
Tóm lại, A6000 là một bản nâng cấp xứng đáng từ một chiếc smartphone chuyên chụp ảnh thông thường. Nhưng nếu bạn có ý định đẩy mạnh máy ảnh của mình, đặc biệt là trong chụp ảnh hành động hoặc ánh sáng yếu, A6100 mang lại hiệu suất tuyệt vời với chi phí khiêm tốn hơn.
Trên đây là những đánh giá tổng quan nhất của HanoiGimbal về Sony A6000 và Sony A6100. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình chọn mua một sản phẩm phù hợp !
Nếu sau khi nắm rõ được những đặc điểm chung nhất của A6000 và A6100 mà vẫn không thể tìm ra được sự lựa chọn phù hợp với mình, bạn có thể tham khảo bài viết “So sánh Sony A6600 với Sony A6400 ”
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn trải nghiệm trước những tính năng của những chiếc máy ảnh trước khi quyết định mua thì có thể tham khảo dịch vụ cho thuê máy ảnh, máy quay uy tín tại Hà Nội của Hanoi Gimbal.