Đối với những bạn mới vào nghề, khái niệm Hyperlapse và Time-lapse tương đối mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với nhau. Trong giới nhiếp ảnh, Hyperlapse và Time-lapse là 2 kỹ thuật phơi sáng được gọi là chuyển dịch thời gian, nhưng cách thức để hình thành và hoạt động của 2 kỹ thuật này khác nhau hoàn toàn. Để hiểu một cách đơn giản nhất, Hyperlapse sẽ giúp người quay phim rút ngắn được thời gian của video bằng cách tăng tốc thời gian của video so với thời gian thực ở ngoài đời, thường được các nhiếp ảnh gia ưu chuộng sử dụng hơn so với Time – lapse. Hãy cùng Hanoigimbal – đơn vị cho thuê máy ảnh tìm hiểu chi tiết khái niệm Hyperlapse là gì và cách quay Hyperlapse ấn tượng trong bài viết dưới đây.
Đối với những bạn mới vào nghề. Khái niệm Hyperlapse và Time-lapse tương đối mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Danh mục bài viết
Hyperlapse là gì?
Hyperlapse là một kỹ thuật phơi sáng trong nhiếp ảnh được gọi là chuyển dịch thời gian, trong đó vị trí của máy ảnh được thay đổi giữa các lần phơi sáng để tạo một video ảnh chụp liên tục theo chuỗi thời gian.
Phân biệt Hyperlapse và Time-lapse
Timelapse là kỹ thuật chụp liên tục nhiều tấm hình, sau đó thì ghép nó thành một video để tạo hiệu ứng tua nhanh thời gian. Còn Hyperlapse đơn giản là video được tua nhanh lên, tạo hiệu ứng tua nhanh thời gian. Và chân máy thường là phụ kiện không thể thiếu khi sử dụng kỹ thuật này
Với Hyperlapse, máy ảnh sẽ di chuyển thay vì nằm cố định 1 chỗ như là Timelapse và thường trong khung hình cần có một đối tượng nằm cố định. Hyperlapse làm nổi bật chủ thể hơn nhiều so với Timelapse và đương nhiên cũng khó thực hiện hơn nhiều.
Nhưng với kỹ thuật quay Hyperlapse, người chụp cần di chuyển nhiều, Tripod có thể hỗ trợ tối đa và rất hữu ích nhưng đôi khi lại làm cản trở, mất thời gian của người sử dụng. Vì vậy hầu hết nhiếp ảnh gia quay Hyperlapse đều quay bằng tay không, tripod có hay không, điều này không quá quan trọng.
Trong Hyperlapse, người thực hiện sẽ di chuyển liên tục xung quay chủ thể. Còn Time-lapse, thì người lại người thực hiện sẽ cố định ở một chỗ, một góc nhìn, một khung cảnh bất biến. Chính vì vậy, Hyperlapse sẽ có xu hướng điện ảnh hơn, thú vị hơn và được ưa sử dụng hơn với Time-lapse.
Để cho ra đời những thước phim Hyperlapse ấn tượng, độc đáo, người chụp nên trang bị thêm cho mình những kiến thức quay Hyperlapse chi tiết dưới đây.
Chọn địa điểm có không gian rộng lớn, thoáng.
Người quay Hyperlapse sẽ cần phải di chuyển xung quanh khá nhiều. Để đáp ứng được nhu cầu này, hãy chọn một địa điểm rộng, thoáng, bằng phẳng (hạn chế đông người qua lại nếu được) nhằm dễ di chuyển. Lựa chọn cách di chuyển khi quay
Có nhiều cách di chuyển, thay đổi linh hoạt khi quay Hyperlapse. Trong đó, 3 cách di chuyển phổ biến nhất đó là: Di chuyển tiến dần , xa dần và xung quanh chủ thể được chọn
Đối với những bạn mới bắt đầu tập quay Hyperlapse, bạn nên chọn di chuyển theo 1 cách trước, sau đó có thể nâng cao bằng cách kết hợp nhiều chuyển động khác nhau.
Quay Hyperlapse ở định dạng RAW và chế độ thủ công
Định dạng RAW sẽ giúp bảo toàn dữ liệu hình ảnh. Hỗ trợ người dùng chỉnh sửa ảnh dễ dàng hơn ở hậu kỳ. Lưu ý, tệp ảnh RAW có kích thước lớn hơn ảnh JPEG, vì vậy hãy lưu ý đến dung lượng thẻ nhớ khi chụp hình.Với chế độ chụp thủ công sẽ trao cho bạn toàn quyền kiểm soát cài đặt máy ảnh. Điều này đảm bảo rằng tất cả các bức ảnh của bạn sẽ trông đồng đều nhất quán.
Chọn tiêu điểm cố định
Vì Quay Hyperlapse bạn sẽ di chuyển nhiều, nên chọn một điểm cố định sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh mang tính đồng nhất.
Trước khi bắt đầu chụp ảnh, hãy quan sát kỹ chủ thể của bạn và tìm tiêu điểm mà bạn có thể lấy nét vào đó, ở bất kỳ điểm nào trong khi chụp ảnh. Hãy chọn những thứ thực sự nổi bật. Nếu chủ thể trong khung hình của bạn không có bất kỳ tiêu điểm nào hoặc di chuyển nhiều, bạn sẽ khó tạo ra được thước phim Hyperlapse mượt mà. Đây là lý do tại sao nhiều nhiếp ảnh gia chụp các tòa nhà hoặc vật thể có góc cạnh rõ ràng.
Sử dụng màn hình lưới để giữ cố định tiêu điểm.
Khi bạn đã có tiêu điểm, bạn cần giữ nó ở một nơi. Nếu bạn định sử dụng thêm tripod, việc duy trì máy ảnh luôn ở sự ổn định cao, điều này sẽ giúp việc quay chụp sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu bạn định quay Hyperlapse bằng tay không, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ đó là từ màn hình lưới. Hãy bật hiển thị lưới và chế độ chụp Livemode trên máy ảnh. Bạn có thể căn chỉnh tiêu điểm với một trong các điểm giao nhau trên lưới hoặc bạn có thể sử dụng một trong các đường lưới làm đường dẫn. Tổng quát, bạn cần đảm bảo rằng tiêu điểm của mình luôn được giữ ở một vị trí, cho dù bạn di chuyển đến vị trí nào.
Trên đây là bài viết được Hanoigimbal tổng hợp lại. Hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho bạn.